Friday, September 26, 2014

Làm việc với rơ le ( relay)

Chào các bạn hôm nay chúng ta cùng trở lại với loạt bài Arduino cơ bản nhé!

Bài học ngày hôm nay làm việc với rơ le (relay)
Sau khi học xong bài học hôm nay chúng ta sẽ biết được
Thế nào là một relay?
Cách điều khiển nó bằng Arduino
Sau này khi chúng ta ứng dụng với Arduino nâng cao sẽ điều khiển các thiết bị thông qua rơ le

Yêu cầu phần cứng
- Mạch Arduino
- Rơ le
- Bảng cắm Breadboard
- Dây cắm
- Transistor

Như vậy câu hỏi đầu tiên đặt ra đó là: Thế nào là rờ le (relay)???
Rờ le là một thiết bị đóng ngắt
Cấu tạo cơ bản của rờ le như sau: Một công tắc bật tắt, một cuộn cảm(cuộn dây), có nhiều loại rờ le, Chia theo chân: có các loại 3 chân, 4 chân, 5 chân ...
Chia theo điện áp có rờ le 5v, 12v, 24v ...

Sơ đồ mạch của rơ le

Nguyên lý hoạt động của rờ le
Khi nguồn điện đi qua cuộn cảm sẽ tạo ra một từ trường hút hoặc đẩy để đóng ngắt công tắc của rờ le để điều khiển thiết bị.
Để cho rờ le hoạt động ta chỉ cần
- Nối nguồn vào chân của công tắc rơ le và nguồn đi vào cuộn cảm thông qua một bộ điều khiển ( ví dụ công tắc, nút nhấn ...)
- Chân còn lại của cuộn cảm đi ra mát và chân dương chờ của công tắc đi đến thiết bị cần điều khiển
Làm thế nào chúng ta sử dụng Arduino để điều khiển rơ le?
Để điều khiển rơ le trong ví dụ ngày ta sử dụng một transistor, (trong bài học này tôi sử dụng transistor C1815). 


Sơ đồ chân C1815

Sơ đồ kết nối với Arduino
Chân 2 của Arduino nối với chân B của transistor C1815
Chân Gnd của Arduino nối với chân E của C1815 và nối mass
Chân C của transistor nối với chân cuộn cảm của Rơ le

Code

void setup()
{
  pinMode (2, OUTPUT); // set pin 2 as an output pin
}

void loop()
{
      digitalWrite (2, HIGH);
    // Bật chân 2 một giây sau đó tắt đi
    delay (1000);
    digitalWrite (2, LOW);
    delay (1000);
 }

0 comments:

Post a Comment